2222222222

Điều trị mắt lé như thế nào? BS chuyên khoa mắt giải đáp

Mắt lé (hay còn gọi là mắt lác) là tình trạng rối loạn lệch trục nhìn của mắt, kèm theo các rối loạn thị giác ở hai mắt. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ở những độ tuổi khác nhau, do đó việc điều trị mắt lé cũng cần áp dụng các phương pháp khác nhau để mang lại kết quả tốt nhất.

Nguyên nhân bị mắt lé ở người lớn và trẻ em

Để có hướng điều trị mắt lé hiệu quả, bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng tật ở mắt này do đâu. Cụ thể có một số nguyên nhân như sau:

Mắt lé bẩm sinh vẫn có thể điều trị được

Mắt lé bẩm sinh vẫn có thể điều trị được

*Nguyên nhân mắt bị lé ở trẻ em:

– Trẻ bị nhiễm virut Rubella lúc còn trong bụng mẹ

– Trẻ gặp phải những chấn thương về não, bị bệnh về não hoặc bị những khiếm khuyết nhiễm sắc thể (NST) như sai lệch NST số 18.

– Trẻ bị các bệnh về mắt như mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị) nặng, viêm võng mạc, đục thủy tinh thể… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh mắt lé (mắt lác của trẻ)

*Nguyên nhân mắt bị lé ở người trưởng thành:

Người trường thành vẫn có thể bị lé mắt

Người trường thành vẫn có thể bị lé mắt

– Những chấn thương gây tổn thương đến hệ thống não bộ hay bất kỳ một tổn thương nào tại mắt đều có khả năng dẫn đến bệnh mắt lé.

– Một số bệnh lý như tiểu đường, cườm giáp… đều có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác, trong đó có mắt lé.

– Khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm cũng có thể dẫn đến tình trạng mắt lé.

Dựa trên những nguyên nhân cụ thể gặp phải ở từng giai đoạn tuổi tác, các bác sĩ sẽ có hội chẩn và hướng điều trị mắt lé phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Điều trị mắt lé như thế nào?

Xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nên hướng điều trị cho từng đối tượng cũng khác nhau, cụ thể:

Điều trị mắt lé bằng những phương pháp chuyên khoa đặc biệt

Điều trị mắt lé bằng những phương pháp chuyên khoa đặc biệt

*Thăm khám, đánh giá tình trạng lé của bệnh nhân.

Dù nguyên nhân gây lé là gì, nhưng trước khi điều trị mắt lé, bệnh nhân cũng đều được khám toàn diện để đánh giá chức năng của mắt.

*Xử lý các dị tật ở mắt trước khi điều trị.

Trong một số trường hợp, mắt bệnh nhân có dị tật thì cần phải được xử lý trước. Ví dụ: nếu bệnh nhân bị đục thủy tinh thể thì cần phải phẫu thuật bóc tách thủy tinh đục, đặt IOL; nếu trường hợp bị tật khúc xạ (cận, viện, loạn thị) thì cần được đeo kính đúng độ…

*Phác đồ điều trị mắt lé

Điều trị mắt lé cần phải hết sức kiên trì

Điều trị mắt lé cần phải hết sức kiên trì

1. Chỉnh thị

+ Bịt mắt lành hoàn toàn: Bít mắt tốt 2 – 4 tuần để mắt nhược thị tập luyện hồi phục thị lực.

+ Bịt mắt lành cục bộ: Để mắt lành không được nhìn xa hoặc nhìn gần

+ Phục thị: Sử dụng máy móc hiện đại, quy trình điều trị phức tạp và cần theo dõi chặt chẽ

2. Phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu

+ Nếu trường hợp lác thuần túy (đeo kính là hết lác) thì không cần can thiệp phẫu thuật.

+ Những trường hợp còn lại đều phải mổ để điều chỉnh lại trục nhãn cầu. Nhưng tùy thuộc vào tình trạng mắt cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp (lé 1 mắt nhưng mổ 2 mắt, có trường hợp lé 2 mắt nhưng sẽ chỉ mổ 1 mắt).

3. Điều trị phục hồi thị giác 2 mắt

Sau phẫu thuật mắt tiếp tục được trị liệu phục hồi để hoàn thiện chức năng nhìn

Sau phẫu thuật mắt tiếp tục được trị liệu phục hồi để hoàn thiện chức năng nhìn

Phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu chỉ là bước chỉnh hình thẩm mỹ trong việc điều trị mắt lé. Do vậy, ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần tiến hành điều trị phục hồi thị lực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thực tế việc điều trị mắt lé tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi tính tuân thủ rất cao thì mới có kết quả, đặc biệt nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng phục hồi thị giác sẽ cao hơn. Tuy vậy, mắt lé không đơn giản chỉ biểu hiện qua việc 2 mắt lệch nhau, mà trong nhiều trường hợp khi độ lé nhẹ hoặc lé ẩn thì sẽ rất khó để phát hiện bằng mắt thường, do đó cần phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng bằng các thiết bị nhãn khoa chuyên biệt.

Một số quan niệm sai lầm về bệnh lé mắt (lác mắt) thường gặp

– Bệnh lé mắt là tật bẩm sinh, không có cách nào điều trị mắt lé được?

+ Như đã nói ở trên, tùy thuộc vào từng tình trạng của lé, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Tuy việc điều trị mất nhiều thời gian, nhưng nếu kiên trì bệnh nhân vẫn có thể có được một đôi mắt bình thường.

– Mắt lé sẽ tự làm quen được, chỉ ảnh hưởng tính thẩm mỹ?

+ Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà về lâu dài còn có thể dẫn đến việc mất chức năng của thị giác, mắt mù lòa.

Điều trị mắt lé kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc về mắt

Điều trị mắt lé kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc về mắt

– Có thể tự chữa tại nhà bằng cách… bịt mắt?

+ Nhiều người có ý thức rằng mắt lé có thể chữa được, nhưng lại tự điều trị tại nhà bằng cách bịt mắt lành. Tuy nhiên như đã thông tin ở trên, tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị mắt lé khác nhau và cần sự giám sát chuyên khoa chặt chẽ. Do đó, việc tự ý điều trị là hết sức nguy hiểm, có thể khiến bệnh nặng hơn.

Tổng kết lại, nếu thấy bất kỳ một biểu hiện bất thường nào về mặt hoặc nghi ngờ bản thân/người thân bị bệnh mắt lé (mắt lác) thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

 *Ở một số trường hợp mắt khác, mí mắt bị sụp khiến chức năng nhìn của mắt bị ảnh hưởng, nhìn giống lé dưới. Với trường hợp này bệnh nhân có thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ mà không phải điều trị mắt lé để cải thiện chức năng nhìn của mình. 

♦ GỢI Ý TÌM HIỂU THÊM:

• Kỹ thuật cắt mắt 2 mí, khắc phục tình trạng mí sụp

• Mắt lồi bẩm sinh có chữa được không?

Mọi thông tin cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ trực tiếp qua:

TƯ VẤN 24/7: 1900.6499

Đăng ký tư vấn